Làm sao để giao tiếp tốt

admin
By admin 14 Min Read

Ôi! Người ta đang thấy mình như thế nào nhỡ ? Mình có nói cái gì ngu ngốc không nhờ ? Nhìn mình mặc cái bộ này có béo không nhờ ? Chào các bạn ! Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn Những cái mẹo mà mình có để giao tiếp được tốt hơn. Mình hi vọng là nhữ

Ôi! Người ta đang thấy mình như thế nào nhỡ ? Mình có nói cái gì ngu ngốc không nhờ ? Nhìn mình mặc cái bộ này có béo không nhờ ? Chào các bạn ! Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn Những cái mẹo mà mình có để giao tiếp được tốt hơn. Mình hi vọng là những cái mẹo này cũng có thể giúp được các bạn trong cái việc giao tiếp Đầu tiên, muốn nói chuyện tốt thì các bạn cần phải lắng nghe tốt trước đã. Tại vì giao tiếp nó là 2 chiều chứ không phải là 1 chiều. Cái người kia cũng có nhu cầu được lắng nghe, cũng có nhu cầu được tôn trọng Bởi vậy các bạn cần cho người ta thấy cái sự lắng nghe và cái sự tôn trọng trước khi đến lượt mình nói.

Các bạn hãy hướng cái sự tập trung vào cái điều mà người ta đang nói Thay vì cứ suy nghĩ.. suy nghĩ quẩn quanh ở trong đầu là: “Ôi người đang thấy mình như thế nào nhờ?” “Mình có nói cái gì ngu ngốc không nhờ ?” “Nhìn mình mặc cái bộ này có béo không nhờ ?” Nếu mà các bạn cứ mãi với những cái suy nghĩ đó trong đầu thì các bạn không thể nào mà có cái sự tập trung vào câu chuyện của người ta được. Và kết quả là khi mà người ta nói xong thì các bạn chẳng biết được người ta vừa nói cái gì cả. Và bạn chỉ có thể : “À, ừ, thế à, ok” và từ đó thì câu chuyện sẽ bị các bạn đẩy đến cái ngõ cụt. Vậy trước khi lo về mình thì các bạn nên tập trung vào đối phương trước lắng nghe xem người ta nói cái gì để mình suy nghĩ về cái chủ đề đó, để mình có thể trả lời và mở rộng cái câu chuyện thêm.

Thứ hai là. muốn nói tốt các bạn cần. nghe nhiều và đọc nhiều để mở rộng cái vốn từ của mình ra.. Cái này là đúng với tất cả các ngôn ngữ. kể cả ngoại ngữ hay là tiếng Việt.. Thực sự là cái này cũng là 1 trong những cái khó khăn. mà mình đã gặp phải khi mà mình đi học đại học ở nước ngoài í. Khi mà mình 18 tuổi mình sang Anh học đại học và. từ đó thì mình giao tiếp. và tất cả những cái văn hóa phẩm mà mình xem, nghe, đọc đều bằng tiếng Anh. tức là trong khi cái vốn tiếng Anh của mình được nâng lên đến trình độ đại học thì cái vốn tiếng Việt của mình. nó ở lại cái trình độ cấp 3. tại vì học hết cấp 3 thì mình đi nước ngoài mà. thế thì cái lúc mà mình học xong, mình về Việt Nam mình nói chuyện buồn cười lắm. Mình mất rất là nhiều thời gian để suy nghĩ. cái từ ngữ. và để lắp ghép các cái từ ngữ với nhau thành một câu hoàn chỉnh í.

Và mình cảm thấy không ổn. Mình biết là như vậy là không ổn. cho nên là mình bắt đầu mua sách bằng tiếng Việt mình đọc. tất cả cái chủ đề gì mình yêu thích. Mình mua sách bằng tiếng Việt mình đọc thêm thì là. cái ngữ pháp và từ vựng của mình nó sẽ nâng cao lên. Và đồng thời đó thì mình cũng chỉ chịu khó giao tiếp hơn. khi mà gặp những người Việt mà giỏi, thông minh,. mình rất là chú ý lắng nghe xem họ. lựa chọn cái từ ngữ và họ sắp xếp các từ ngữ với nhau như thế nào. thì mình học theo. dần dần cái vốn Tiếng Việt của mình nó cứ được trau dồi thêm, trau dồi thêm. cho đến ngày hôm nay. mình biết là thực sự cái khả năng nói tiếng Việt của mình không giỏi đâu. mình biết là. nhiều khi mình nói ra những cái câu mà. cái kết cấu nó vẫn hơi kì kì í. Thế nhưng mà như thế này là mình thực sự. cũng đã rất là cố gắng và đây sẽ là một cái quá trình.

Mà mình vẫn còn phải trau dồi tiếp. để có thể nói được như thế này. là mình đã tiến bộ hơn rất là nhiều rồi so với cái hồi mà mình mới đi du học về. nó sẽ là một cái quá trình dài để học hỏi. Cái mẹo tiếp theo là các bạn cần phải. linh hoạt trong cái giao tiếp tùy theo cái đối tượng mà bạn đang giao tiếp. đây là cái điều tưởng chừng rất là đơn giản. nhưng mà rất nhiều bạn lại chưa có để ý. Ví dụ cái phong cách nói chuyện của mình thì chỉ có 1 thôi. nhưng mà khi mà các bạn nói chuyện với các đối tượng khác nhau. thì các bạn phải mềm dẻo hơn. trong cái sự lựa chọn từ ngữ. khi mà nói chuyện với người lớn hơn thì nó sẽ khác cái cách nói chuyện với người nhỏ hơn. khi mà bạn nói chuyện với ông giáo sư nó sẽ khác. với khi mà bạn nói chuyện với người lao công. khi mà bạn nói chuyện với nữ doanh nhân. nó sẽ khác với cái khi bạn nói chuyện với một bà mẹ bỉm sữa.

Đại khái vậy mình phải lựa cơm mà gắp mắm, mình lựa chọn từ ngữ và mình lựa chọn chủ đề mà mình nói để người ta cảm thấy dễ chịu và người ta cảm thấy có thể gọi là tiếp tục được câu chuyện ấy Và cái bí quyết để bạn có được sự mềm dẻo đó là bạn cần phải tìm hiểu về người ta trước cái việc tìm hiểu đối phương chính là cơ hội để bạn nắm được bối cảnh và mình lựa chọn được cái cách mà mình nói cho nó phù hợp Cái điều tiếp theo là bạn cần phải bỏ mối sợ là người ta “ĐÁNH GIÁ” mình đi Tại vì thực ra, người ta cũng có có rất là nhiều việc của người ta là người ta không nghĩ đến bạn nhiều như bạn nghĩ đâu Không có cái gì là quá “NGHIÊM TRỌNG” trên đời này cả Bạn giao tiếp với người ta thì trường hợp tệ nhất là gì?! Trường hợp tệ nhất làKhông gặp nhau nữa, không nói chuyện với nhau nữa,…

Cũng chả ai chết được. Bạn hãy luôn nhớ ở trong đầu là:. “Không phải ai cũng sẽ thích mình và thực sực mình cũng không cần tất cả mọi người phải thích mình đâu!”. Chỉ cần mình thành tâm muốn giao tiếp, muốn chia sẻ với người ta là được. Chứ trên thế giới có 7 tỷ người, có những người hợp nhau, có những người không hợp nhau. là chuyện hết sức bình thường. Không có gì quá nghiêm trọng cả. Điều cuối cùng, và cũng rất rất rất rất rất rất rất quan trọng là:. Các bạn đừng có sợ khi mà thấy đối phương hơn mình về nhiều điểm mạnh. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của mình cả. và đồng ý rằng có nhiều người có nhiều điểm mạnh hơn và có nhiều người có nhiều điểm yếu hơn. Thế nhưng mà, nếu bạn cứ tập trung vào những gì mà mình không có thì là gì mà bạn còn thời gian. để mà tập trung vào những gì mà mình có nữa. Có thể là người ta đẹp hơn mình.

Có thể là người ta giàu hơn mình. Có thể là người ta thông minh hơn mình. Có thể là người ta giỏi giang hơn mình. Có thể là người ta hướng ngoại hơn mình. Nhưng mà mình luôn luôn có một giá trị độc nhất và không ai có. Đấy chính là cái PERSPECTIVE của mình. Đây là cái từ tiếng Anh mà mình không tìm được ra từ tiếng Việt nào dịch cho nó sát nghĩa. nhưng đại khái PERSPECTIVE là thế giới quan, là xuất thân, là quan điểm và những quan sát của bạn,… Bạn hãy chia sẽ những gì mà bạn biết mà bạn đã trải nghiệm. cái hay của việc giao tiếp nằm ở đó. Bạn biết tại sao cái lí do mà mình rất thích giao tiếp với người khác?!. Là tại vì tất cả những người xung quanh mình, bất kể màu da, tôn giáo, giới tính, xuất thân như thế nào. Tất cả những người đó đều biết ít nhất một điều mà mình không biết. từ cái xuất thân và từ cái quan điểm của người ta.

Và bạn cần phải hiểu là khi bạn chia sẽ những cái thứ là độc nhất đối với bạn. những cái thứ mà bạn quan sát được. những cái thứ mà bạn suy nghĩ đó chính là cái điểm mạnh của bạn mà người không có!. Bạn hãy hình dung ra những người mà bạn đã từng gặp. Khi mà người ta say sưa nói về một cái chủ đề mà người ta thực sự hiểu. người ta thực sự yêu thích. người ta thực sự bỏ tâm sức vào tìm hiểu. Thì cái câu chuyện đó là một câu chuyện cuốn hút. Thì khi mà bạn nói chuyện cũng vậy thôi. Bạn hãy thực sự nói về những điều mà mình yêu thích, những cái điều mà mình tâm huyết í. Khi mà bạn nói về những cái điều mà bạn thực sự thích í. thì người kia mới cảm thấy cái sự thích thú được. còn câu chuyện của bạn mà bản thân bạn còn không thích thì làm sao những người nghe người ta có thể thích được. Đừng bao giờ cố trở thành người khác để tạo cảm giác là mình không thua kém người ta.

https://www.youtube.com/watch?v=Xlzit8hhyyc

Xem tại https://youtu.be/Xlzit8hhyycÔi! Người ta đang thấy mình như thế nào nhỡ ? Mình có nói cái gì ngu ngốc không nhờ ? Nhìn mình mặc cái bộ này có béo không nhờ ? Chào các bạn ! Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn Những cái mẹo mà mình có để giao tiếp được tốt hơn. Mình hi vọng là nhữ

Share This Article
Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *